top of page
Banner edge

TÂM TÌNH

TT CSVSQ-HD 1.png

TÂM TÌNH CỰU SVSQ & HẬU DUỆ

TT CSVSQ-HD 2.png
Thị giả TÂM HOÀN (K1-HỒ ĐẮC BIÊN)

Chúng ta phải biết rằng NGÃ CHẤP thuộc về thức của Ý. Đối tượng của Ý là ngã tướng. Hình thái nhận thức của Ý là một hình thái nhận thức sai lầm. Ngã tham, ngã sân, ngã kiến, ngã ái tạo thành một cái THẤY BIẾT không còn BÌNH ĐẲNG nữa vì do pháp chấp và ngã chấp chúng nằm sâu bên trong chúng ta, cho nên những hoạt động hàng ngày phải được QUÁN CHIẾU vể VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ và KHÔNG của mọi hiện tượng để NGÃ và PHÁP CHẤP cùng sanh ra một lượt với chúng ta lần lần tan rã theo năm tháng. Điều này có nghĩa là TÂM-Ý-THỨC lệ thuộc vào dòng TÂM – TƯƠNG – TỤC đi liền trước đó nó bao gồm hết thẩy mọi thứ của Sắc Tưởng, Thanh Tưởng, Hương Tưởng, Vị Tưởng, Xúc Tưởng,v.v… của 5 thức GIÁC QUAN vốn dĩ là chưa tạo NGHIỆP, và để cho 5 thức GIÁC QUAN được an trụ chúng ta phải nương vào KIẾN PHẦN của TÀNG THỨC mà tạo ra một đối tượng là CHÂN NHƯ và KHÔNG của thế giới bản thể mà chúng ta ví dụ như là “NƯỚC”. 5 Thức Giác Quan gồm nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức chỉ có thể tiếp xúc với thế giới biểu hiện mà thôi mà chúng ta thường ví dụ là “SÓNG” tức thực tại của sanh diệt. Cái ví dụ về “SÓNG” và “NƯỚC” rất hay vì NƯỚC chưa từng rời SÓNG và SÓNG cũng chưa từng rời NƯỚC. Nó cho phép chúng ta quán chiếu thấy thực tại của CHÂN NHƯ và KHÔNG (“Nước”) biểu hiện thành thực tại SANH DIỆT (“Sóng”). Khi 5 thức GIÁC QUAN bị mê mờ đầy phiền não thì cái nhận thức về “SÓNG” nó sai lầm nhưng khi đã trừ khử được những kiến hoặc sai lầm đó rồi thì 5 Thức có thể nhận thức rõ bản thân thực tại, nhưng thực tại mà 1 trong 5 thức GIÁC QUAN đó nhận thức cũng vẫn là “SÓNG” tuy nhiên không còn sai lầm nữa. Ở đây chính là lúc trở về được trong cái thấy chỉ là THẤY, trong cái NGHE chỉ là cái nghe, trong cái thọ tưởng chỉ là Thọ Tưởng, trong cái thức tri chỉ là Thức Tri, thanh tịnh trong sáng như nó đang là một cách mới mẻ tinh khôi không có cái bản ngã ở trong, ở ngoài, ở chặng giữa. Vì vậy khi mà Quán về Chân Như và về Không qua phương diện hiện tượng bằng Thiền Minh Sát (Vi-passana) thì những đợt “SÓNG” này trình diện cái không sanh, không diệt, không tới, không đi, không một, không khác, không còn, không mất; ngay lúc đó đạt được TÁNH BIẾT thấy Pháp; cái thấy đúng thực tại gồm KIẾN PHẦN và Tướng Phần nó tương tức, tương nhập không còn chủ thể đối tượng, chúng gần như đã bốc khói trong cái Thấy Biết của Thiền, của Sát na hiện hữu. Do vậy mà Krisnamurti mới bảo CHÂN LÝ là cái mà ta có thể sờ đụng được; Riêng các Thiền Sư thì bảo: “Xúc mục vô phi thị ĐẠO”, nghĩa là bất cứ gì mà ta chạm mắt vào đều hết thảy là ĐẠO. Vậy thì từ cái thực tại sanh diệt là “SÓNG” mà trở lại với cái thực tại BẢN THỂ CHƠN NHƯ là “NƯỚC” tịch nhiên bất động thúc đẩy ngăn ngừa không cho THỨC của Ý tham gia vào 5 Thức GIÁC QUAN thì đó là cái THẤY của Thiền Sư Bạch Ẩn. Ngài động thân phát ngữ từ CHÂN NHƯ khởi niệm “Thế À” rất nổi tiếng. Câu chuyện được truyền tụng: Vào thời đại của Thiền Sư Bạch Ẩn, trong vùng có một gia đình phú hộ ở gần am thất của Ngài. Người con gái trong gia đình này lén lút mang thai bởi cậu giúp việc, cha mẹ gạn hỏi cô thì cô bảo là do gần gũi hầu hạ Thiền Sư Bạch Ẩn. Cô nghĩ chỉ còn cách vu oan giá họa cho một nhân vật nổi tiếng thì may ra mới thoát được sự rầy la của cha mẹ. Khi bào thai gần đến kỳ sinh nở, cha mẹ cô tới am thất mà nói rằng “Ông” là chủ nhân của cái bào thai trong bụng con gái ông!. Thiền Sư yên lặng trả lời “Thế À” và khi đem đứa con đến giao cho Bạch Ẩn, Ngài cũng nói “Thế À” mà nhận con. Nhưng thái độ kỳ lạ nhất của Thiền Sư Bạch Ẩn là ôm đứa con trong lòng ra chợ xin sữa cho bé khỏi chết là do ở đâu khởi niệm? Khởi niệm từ đâu? Chính là từ Chân Như mà khởi niệm nên vẫn còn thanh tịnh! Đến khi người con gái là mẹ của đứa nhỏ không còn chịu đựng được nữa bèn đến Bạch Ẩn xin lại đứa con thì Ngài trao đứa bé với vỏn vẹn hai chữ “Thế À”. Và “Thế À” ở giai đoạn này rất là mới mẻ tinh khôi, không có sự dính dáng hay lập lại của “Thế À” ở chặng đầu, ở chặng giữa. Ngài Bạch Ẩn luôn luôn sống trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện hữu tinh khôi mới mẻ nên gọi là người Đạt Đạo: “Nhập lâm bất động thảo”, “Nhập thủy bất động ba” (Vào rừng không đạp cỏ - Vào nước không dậy sóng). Nhập Đạo chính là tất cả các pháp mình thấy, mình nghe, v.v… đều như thật (paramattha). Do vậy, thường ngày ta hãy thực tập cái “NGHE RÕ” mỗi khi có ai đến nói gì với mình, ví dụ họ đến nói: “Tôi ghét chị lắm” hoặc “Cái đồ con nhà mất dạy” hoặc “Anh mà tu được cái gì!” thì mình một mực “Nghe Rõ” vậy thôi. Nghe rõ từng chữ, từng lời, đó là áp dụng trong cái NGHE chỉ là NGHE không để nghiệp thức xen vào chủ động. Ở chỗ này ông Bàng Long Uẩn nói “khó khó khó mười tạ dầu mè leo cây vuột”. Bà Bàng Long Uẩn lại nói “dễ dễ dễ trên đầu trăm cỏ ý tổ sư” còn cô con gái Linh Chiếu thì nói “Không khó cũng không dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ liền”. Cái Thực Hữu CHÂN ĐẾ (paramattha) phải vượt qua hình tướng, tên gọi. “Pháp bổn pháp vô pháp…” như trên hội Linh Khứu Sơn khi Đức Phật đưa cành hoa sen lên trước đại chúng được gọi là “Niêm hoa vi tiếu” để đáng thức TÁNH THẤY luôn mới mẻ tinh khôi nơi những đệ tử của Ngài mà đừng bị kẹt cứng bởi cành hoa. Khi Đức Phật nhìn đến Ca Diếp thì Ca Diếp chúm chím cười. Ngài cười cái gì? Cười với Phật (?) hay cười với cành hoa hồi nãy (?!) Kẹt gì cũng mang lại khổ thôi.



TÂM HOÀN (HĐB)


bottom of page