top of page
Banner edge
DIỄN ĐÀN 3.png
DIỄN ĐÀN 2.png
DIỄN ĐÀN 1.png

DIỄN ĐÀN

TÂM TÌNH

NGƯỜI LÍNH GIÀ OREGON

Quý bạn và quý vị thân mến,

Khổ quá. Dưới thời kỳ quá  độ của cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nói vắn tắt là chế độ Việt  Cộng, không phải chỉ những cựu lính và cựu dân VNCH bị khốn đốn bởi bọn  “bên thắng cuộc”, tiếp theo sự phản phé, lật lọng của những thằng đồng  minh bất lương Mỹ lúc bấy giờ, và lũ phản chiến thế giới hùa theo ăn có,  tiêu biểu là Thượng Nghị Sĩ Bi Đen và Bộ Trưởng Ngoại Giao Kissinger  ‒cả hai rất lưu manh, bây giờ đã gần, hoặc trên, tám hay chín bó rồi, mà  vẫn chưa chịu chết, còn sống nhăn răng, sờ sờ ra đó. Thực vậy, quả báo  chưa đến với hai thằng cha này. Quân ta thì bị lừa, bị lùa vào các trại  học tập cải tạo, không hẹn ngày về. Dân thì bị bắt lên những vùng kinh  tế mới, nằm bờ ngủ bụi, bỏ lại nhà cửa cho lũ cán ngố nhà quê một cục  dọn vào ở, ngang nhiên và tự nhiên như người Hà Lội. Hoặc liều mình vượt  biên trên những chiếc ghe mong manh, năm mươi phần sống, năm mươi phần  chết trên đại dương. Số phận con người bầm dập như thế. Mà chữ nghĩa  cũng không khá, thơm tho gì hơn.


Quả vậy, khi những thằng  Mán Ngố Trường Sơn, chân mang dép râu, đầu đội nón cối, mới lếch thếch  bước vô các đường phố Sài Gòn, ngẩng đầu nhìn những tòa nhà cao chọc  trời muốn gãy cổ, người dân Miền Nam bắt đầu được nghe những chữ, những  câu, như “nhà đái, nhà ỉa”, như “lạ nhỉ, mông của đàn bà Miền Nam nào  cũng có gân”, như “đồng hồ có ba cửa sổ, không người lái”, như “cái nồi  ngồi trên cái cốc”, như “múa đôi”, như... “phân bắc”. Về chữ này, nhiều  người dân Miền Nam chưa rành, trừ những sĩ quan cải tạo. Cho nên, NLGO  xin phép trích một đoạn nhỏ, trong bài “Đá nát vàng phai” của tác giả  Kim Thanh. Như sau:


“Còn nhớ, ngày đầu, trước khi tổ múc phân xuất trận, tên quản giáo lên lớp, giải thích cặn kẽ:


- Có bốn thứ phân:  phân bắc, phân chuồng, phân xanh. Các anh phải lấy ba thứ này cho đảm  bảo chất lượng. Còn phân đạm, hay u-rê, là phân cao cấp, được nhà nước  Liên Xô anh em viện trợ, ta để dành, chưa dùng đến.


Phân chuồng (trâu bò,  heo) và phân xanh (lá cây ngâm mục) thì ai cũng hiểu.  Riêng phân bắc  tên quản giáo không cắt nghĩa. Một anh tổ viên, gốc Quảng, có lẽ cũng đã  biết, nhưng muốn câu giờ, giơ tay hỏi:


- Thưa coáng bộ, còn phen béc lòa phen chi, nghe lọa lém?


Tên quản giáo nhìn anh ta chằm chằm, rồi dằn từng tiếng:


- Có thế mà không hiểu. Phân bắc là phân tươi...


- Chớ rứa phen tươi lòa phen chi, coáng bộ?


- Là cứt chứ còn gì nữa. Hỏi lôi thôi mãi.


Sau khi tên quản giáo bỏ đi, một anh già trong đội, di cư năm 54, aka Bắc Kỳ 9 nút, chuyên hỏi những câu móc họng:


- Mấy cha biết tại sao tụi nó gọi cứt là phân bắc, mà không là phân nam, phân trung không?


- ?


- Là tại vì ở ngoài  Bắc của chúng tớ, cứt quý hơn vàng, cho nên tụi nó giành lấy hết, cả  trong chữ nghĩa tụi nó cũng không chừa cho ai”.


Trở lại với tiếng Việt, vốn vô tội, của nước ta có bốn ngàn năm văn hiến – mà đỉnh cao là tuyệt phẩm Truyện Kiều của  đại thi hào Nguyễn Du. Đang sống yên ổn và phát triển, nở rộ, kể từ  thời Hàn Thuyên, qua suốt bao nhiêu thế kỷ thăng trầm, thì tiếng Việt  mới đây bị một ông phó giáo sư tiến sĩ, chắc thuộc loại tiến sĩ cầu lông  nào đó, chạy đầy đường bên VN, có cái tên Bùi Hiền, chợt nổi cơn khùng  “đột xuất”, đem ra xử trảm, nghĩa là cải cách “tiếq Việt”, bằng cái luật  “záo zụk” mới, mà nghe qua ai cũng rùng mình, muốn lên tiếng chửi cho  tắt bếp. Mặc những lời tuyên bố cứng rắn sẽ tiếp tục chương trình sửa  đổi cho đến cùng, ông tiến sĩ cầu lông nhà ta bèn từ từ, và lẳng lặng,  dẹp tiệm.


Trong những chữ mà tôi  thường xuyên bị đọc đến mờ cả mắt, nghe đến rát cả tai, trong tiếng Việt  bây giờ, có “bức xúc” và “hoành tráng”. Chữ bức xúc, một tĩnh từ, nguyên nghĩa là cấp bách, cần kíp, yêu cầu phải giải quyết ngay. Bị thiên hạ dùng ẩu, với nghĩa “khó chịu”. Còn hoành tráng, theo định nghĩa trong tự điển dùng để chỉ một bức tranh, một bức tượng, hay một tác phẩm nghệ thuật... có quy mô đồ sộ, thể hiện những đề tài lớn. Bị coi là một chữ “chìa khóa chung” (passe-partout) hoành tráng được  dùng trong văn nói, với một chút hài hước, cho nhiều trường hợp tạp  nham, chẳng hạn, một bữa ăn ngon, một món quà lớn, một người cao to  v.v...


Và nhóm chữ tác động vật lý. Gần  đây, nhân vụ cháu Vân An, 8 tuổi, bị bố ruột và “dì ghẻ” hành hạ cho  đến chết, tôi có dịp được nghe bốn chữ này, mà không rõ chính xác nghĩa  là gì. Bèn mò lên Internet gặp thầy Wikipedia An Nam, và được đọc nhiều  bài học sơ đẳng về physics (vật lý học). Vẫn chưa hiểu, vì từ  nhỏ, tôi rất dốt về ba môn Toán-Lý-Hóa (và Sử-Địa). Độ mười phút sau,  qua những bài viết được Wikipedia dùng làm ví dụ, tôi mới rõ nghĩa của  nó là cự nự, hành hung, đánh đập, tùy theo mỗi trường hợp. Như sau:


* Danh tính chị gái cởi áo coóc-xê (còn gọi là “áo con”) đi team building ở Cửa Lò phản cảm bị chồng “tác động vật lý” (chửi bới, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, vứt hết quần áo ra sân).


* Anh trai Thiện Nhân lên tiếng về việc “tác động vật lý” (chê bai, miệt thị) nữ ca sĩ (cf. bài ngày 16/07/2022).


* Ngoài  ra, một bài viết (không nhớ tác giả và ngày tháng) về một anh chàng tán  tỉnh một cô gái không được cũng “tác động vật lý” (kiếm chuyện để sỉ vả  một cách vô lý, và sinh sự với, một đối tượng chưa từng quen biết).


Portland 2 August 2022

NLGO


bottom of page