DIỄN ĐÀN
TÂM TÌNH
ĐẠI DƯƠNG
Đã có biết bao trường hợp cả thành phố chìm trong lòng biển, hoặc núi lửa phun trào quét sạch xóm làng dù lúc ấy chưa ai biết dầu hoả là cái chi chi. Tai trời, ách nước xảy ra khi nhân loại chỉ biết dùng củi, rơm để sưởi ấm và nấu nướng để khỏi phải ăn tươi, nuốt sống.
Cuộc sống của nhân loại đã bước vào thời đại văn minh, hiện đại hơn khi dầu hỏa được tìm thấy. Nó đã đưa cuộc sống loài người vào giai đoạn phát triển cao hơn bao giờ hết.
Các lời tiên đoán, tiên tri “chính xác về ngày giờ” Bắc Cực không còn khối băng nữa, hoặc các quốc gia duyên hải sẽ chìm dưới mực nước qua nhiều thời đại khác nhau vẫn chưa xảy ra mà chỉ có một số hoạt động lấn biển để mở mang bờ cõi.
Quả thực đã có một số quốc gia bị chìm trong lòng biển vào lúc mà nhân loại chưa biết khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch!
Ngay bây giờ, khối băng ở Bắc Cực vẫn còn đó, chưa có quốc gia duyên hải nào chìm vào lòng biển mà sao chưa thấy các “nhà tiên tri” công khai thừa nhận đã tiên đoán sai và lầm giữa hiện tượng và bản chất?
Lý thuyết “hâm nóng toàn cầu” hiện thời đã buộc tội nhiên liệu hóa thạch là tác nhân chính làm mất sự an toàn của nhân loại. Họ cố tình quên rằng chính nhiên liệu hóa thạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân loại thực hiện những bước nhảy vọt đã từng mong ước từ ngàn xưa.
Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) ước tính năm 2006 rằng nguồn năng lượng nguyên thủy bao gồm 37% dầu mỏ, 26% than (bao gồm than nâu và than đá), 23% khí thiên nhiên, chiếm 86% nhiên liệu nguyên thủy được sản xuất trên thế giới. Các nguồn nhiên liệu không hóa thạch bao gồm thủy điện 6%, năng lượng hạt nhân 6% trong khi năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu gỗ, tái chế chất thải chiếm 0.9%. Việc tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng 2.3%/năm.
Nền văn minh nhân loại hiện nay không thể thiếu sự hỗ trợ của nhiên liệu hóa thạch vì chẳng có ai muốn trở lại thời kỳ hái lượm, ăn lông ở lỗ như thuở xa xưa.
Con người vừa dùng năng lượng hóa thạch để tìm kiếm các biện pháp giảm thiểu sự tác hại của nó vừa cố gắng sáng tạo ra một loại nhiên liệu có thể thay thế toàn bộ năng lượng hoá thạch mà không cản trở hoặc làm chậm tiến trình văn minh của nhân loại.
Tổng thống Joe Biden tin tưởng tuyệt đối vào biện pháp trừng phạt kinh tế nước Nga khi sau Tổng thống Vladimir Putin mở cuộc xâm lăng Ukraine từ ngày 24/02/2022, đặc biệt cắt đứt nguồn tài chính từ dầu khí của Nga.
Joe Biden tin tưởng mù quáng vào Lý thuyết Hâm nóng Toàn cầu nên ban hành các biện pháp “cấm dầu nghiêm ngặt” mà chỉ vài tháng sau đã gặp phản ứng bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu.
Giá dầu hoả từ 45 USD/thùng vọt lên 110 USD/thùng làm hồi sinh Tổ chức Các nước Xuất cảng Dầu hoả (OPEC) để tiếp tục cầm trịch giá dầu hỏa trên thế giới. Tổng thống Biden liền tháo khoán 80 triệu thùng dầu trong Kho dầu Dự trữ Chiến lược 638 tỷ thùng. Nhưng, giá dầu thô Brent hôm 22/4/2022 tăng lên 109 USD/thùng.
Tổng thống Biden tin tưởng vào biện pháp cấm vận nhiên liệu hóa thạch sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế nước Nga mà không cần dùng tới các biện pháp quân sự đối đầu với cuộc xâm lăng Ukraine.
Nền kinh tế Nga vẫn đứng vững sau chút dao động ban đầu nhờ: (1) Tổng thống Putin đã tồn trữ một số vàng nhiều nhất thế giới sau các cuộc xâm lăng Gruzia năm 2008 và cướp đoạt trắng trợn Bán đảo Crimea năm 2014, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Ukraine năm 2022. (2) Sản lượng dầu khí xuất cảng của Nga không suy giảm và hệ thống cung cấp dầu hỏa để đối phó với các biện pháp cấm vận của Biden vẫn được duy trì.
Trong bài “Who is buying bargain Russian oil in Asia?” trên tờ Nikkei ngày 22/04/2022 ghi nhận từ ngày 24 tháng 2 cho đến 18 tháng 4/2022 đã có 380 tàu chở dầu rời Nga so với 357 trong cùng kỳ vào năm ngoái. Sau vụ lính Nga sát hại thường dân Ukraine ở thị trấn Bucha ngày 2 tới 4 tới 18/4 đã có 119 tàu chở dầu Nga rời bến so với 109 cùng kỳ năm ngoái.
Trong số 380 tàu chở dầu xuất phát đã có 115 chiếc hướng về Châu Á: Trung Quốc 52 (tăng 33%), Đại Hàn 28, Ấn Độ 25 (gấp 8 lần), Nhật Bản 9 và Mã Lai Á 1 (cùng giảm 16%).
380 tàu chở dầu này đã có 41 chiếc đến Hoà Lan, 36 đến Ý, 9 đến Đức.
Nhân loại hiểu rất rõ, thiếu nhiên liệu hóa thạch thì nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ nếu không tìm được một loại nhiên liệu tốt và dồi dào hơn.
Các quốc gia Châu Á biện minh cho việc mua dầu hoả của Nga: (1) Vì không có đoàn tàu chở dầu và các hãng bảo hiểm từ chối bảo kê cho các tàu chở dầu đến Nga. (2) Tỉ lệ mua dầu của Nga thấp hơn các quốc gia Châu Âu. (3) Giá dầu của Nga rẽ hơn là dịp tốt để tiết kiệm ngân sách quốc gia. Mạc Tư Khoa đồng ý bán đồng rúp (ruble) cho các nước mua dầu dễ thanh toán theo điều kiện mới của Putin.
Hoa Kỳ cấm các nước dùng đô la Mỹ để mua dầu hoả của Nga trong khi Mạc Tư Khoa đòi các nước mua dầu hoả phải trả bằng đồng Rúp (Ruble) của Nga.
Biden đã thua keo này!
Do áp lực của dân Mỹ và nhu cầu sản xuất của thế giới nên Hôm 15/4/2022, Chính quyền Biden phải nối lại việc cho thuê 144,000 đất của Liên bang, giảm 80% so với dự trù, và đánh thuế tài nguyên cao hơn đối với dầu hoả và khí đốt. Biden cho ra bằng tay trái và cướp lại bằng tay phải có thể không đủ bảo đảm cho các nhà khai thác nhiên liệu hoá thạch hành nghề.
Đại diện cho Các nhà Sản xuất Độc lập, Anne Bradbury khuyến cáo Chính phủ làm nhiều hơn nữa.
Ứng cử viên Biden muốn dừng các hoạt động khoan dầu và khí đốt trên các vùng đất Liên bang như một biện pháp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, có khả năng góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.
Thực tế, biện pháp chống hâm nóng toàn cầu được đúc kết trong Thỏa ước Khí hậu Paris (PCA) do Tổng thống Barack Obama sử dụng quyền Hành pháp để ký dù có ba khuyết điểm chết người: (1) Khối kinh tế đang phát triển, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ có lượng khí phát thải số 1 và số 3 toàn cầu được phép sử dụng than đá tới năm 2030, tức góp phần làm cho Quả đất nóng hơn. (2) Không có biện pháp chế tài đối với kẻ vi phạm. (3) Trung Quốc hưởng lợi nhiều nhất trong khi Quả Địa Cầu vẫn nóng lên.
Thiệt hại của nhân loại: (1) Nhiệt độ Địa cầu chưa có dấu hiệu giảm. (2) Trung Quốc đòi Hoa Kỳ và Châu Âu phải chuyển giao công nghệ làm sạch môi trường để chế tạo các sản phẩm thân thiện với con người trong khi đó chuyển giao kỹ nghệ bẩn cho các nước đang phát triển và chậm tiến, lạc hậu nên làm cho môi trường ô nhiễm nhiều hơn.
Từ một quốc gia công kỹ nghệ, Hoa Kỳ phải mua nguyên liệu hóa thạch để sản xuất mà chỉ sau hai năm cầm quyền, Tổng thống thứ 45, Donald Trump đã biến Hoa Kỳ thành quốc gia đứng đầu về nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Năm 2020, Liên Hiệp Quốc đã khen Hoa Kỳ có tỉ lệ khí phát thải thấp hơn Ấn Độ và Trung Quốc.
So sánh khả năng lãnh đạo hữu hiệu giữa Donald Trump và Joe Biden rỏ ràng là một tấm gương tương phản về tài trí và nhân cách.
Đại-Dương