top of page
Banner edge
DIỄN ĐÀN 3.png
DIỄN ĐÀN 2.png
DIỄN ĐÀN 1.png

DIỄN ĐÀN

TÂM TÌNH

BS NGUYỄN THƯỢNG VŨ

Thưa các anh chị


Anh BS Hoàng Cơ Lân, Y  sĩ Đại tá tại Paris, vừa gửi cho tôi một bài viết của BS Nguyễn Thượng  Chánh. (Disclosure: tôi không liên hệ gia đình và cũng không hề quen  biết BS Nguyễn Thượng Chánh.). Tựa đề của bài viết của BS Nguyễn Thượng  Chánh là: Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán Bệnh.  Thật tinh ra BS Nguyễn Thượng Chánh không chính tay tham dự vào cuộc  điều tra mà ông viết trong bài này. BS Chánh lượm lặt các bài phóng sự,  các bài điều tra của các báo Âu Châu, nhất là các báo bên Pháp. Sau đó  BS Chánh dịch 1 cách nôm na những điều mà các phóng viên nêu ra bằng  tiếng Pháp.


Tuy dịch nôm na nhưng  tất cả những điều quan trọng BS Chánh đã ghi lại hết, bằng tiếng Việt  cho người đọc hiểu rõ vấn đề. Vấn đề BS Chánh viết lại rất quan trọng:


Trong 2 chục năm gần đây,  chúng ta nhận thấy có rất nhiều căn bệnh “mới” mà các giới kỹ nghệ làm  thuốc Tây (Pharmaceutical Industry) với các Lobby của họ, với những  người tiến sĩ, bác sĩ “đánh mướn” cho họ đã tạo ra các căn bệnh này hay  là họ định nghĩa lại các căn bệnh sẵn có, với những tiêu chuẩn định bệnh  mới: Chúng ta thấy bệnh “cao máu” Hypertension, thời chúng tôi còn đi  học trong thập niên 50 -60 thì được định bệnh khi áp huyết systolic cao  hơn 140mmHg khi đo áp huyết của cánh tay, trên cùi chỏ/khuỷu tay.

Về sau, lần lần giới Lobby này hạ cách định bệnh “Cao Máu” là trên 130 mmHg cũng là cao máu, hiện nay trên 120mm hg cũng là cao máu và phải uống thuốc hạ máu ngay.


Vô hình chung, ngủ  qua 1 đêm, người ta tạo thêm lên 1 tổng số “bệnh nhân” lớn hơn 7-8 lần  con số nguyên thuỷ và kết quả là số thuốc được bán ra củng gấp 7- 8 lần  số thuốc nguyên thủy.


Lẽ dĩ nhiên, có những  người áp huyết máu giữa 130 mm và 120 mmHg cũng bị các tai biến mạch  máu, tuy nhiên con số này rất, rất nhỏ.


Nhìn tổng quát hơn, thì  cũng có các người áp huyết “bình thường” dưới 120 mm Hg cũng có thể chết  vì tai biến mạch máu, nhưng con số này quá nhỏ.


Định bệnh và điều trị “Áp Huyết Cao” chỉ là một trường hợp điển hình. Bệnh Tiểu Đường cũng được thay đổi phương cách định bệnh.


Khi chúng tôi mới vào học Y  Khoa trong thập niên 1950 thì bệnh “Tiểu Đường” được định bệnh là chất  đường trong máu cao hơn 120 mg.


Trong mấy chục năm qua, con số này được hạ thấp lần lần xuống dưới 100 mg/dl.


Những năm gần đây thì  người ta định bệnh Tiểu Đường bằng Hemoglobin A 1 C, phải dưới 6 thì mới  tốt. Và kỹ nghệ sản xuất Dược Khoa đương nhiên có 1 con số khổng lồ các  người “tiền” Tiểu Đường cần phải điều trị... Nhiều thuốc mới được  chế tạo ra, và thuốc nào cũng vô cùng mắc tiền cả, và thuốc nào cũng khó  sử dụng, có thể dễ dàng gây nguy hiểm.


Tôi có 1 người bạn đồng  nghiệp, ngày xưa làm bác sĩ Nhảy Dù, trong mấy chục năm qua hành nghề  bác sĩ Nhi Khoa tại San José. Bà xã người bạn tôi hồi đó được một người  bạn thân khác điều trị bệnh Tiểu Đường, cho dùng 1 loại thuốc mới “rất  công hiệu” và cũng rất đắt tiền. Sau 1 thời gian ngắn dùng thuốc mới  này, bệnh của chị trở nên trầm trọng, phải mang vào nhập viện, nằm Bệnh  Viện Stanford, và chị qua đời sau ít ngày nhập viện.


Hành nghề Y Khoa lắm khi  là một cái vòng luẩn quẩn. Một khi các cơ quan Y tế Quốc Gia định nghĩa  lại Bệnh và cách Điều Trị Bệnh, thì người bác sĩ gia đình cũng như người  bác sĩ chuyên khoa bắt buộc phải theo.


Nếu không theo, mà vì một  lý do nào mà người bệnh bị tai biến trong cơ thể, nếu người bác sĩ đó bị  kiện ra toà thì có thể tan tành sự nghiệp.


Người bác sĩ điều trị muốn  cưỡng lại cũng không được, một khi các cơ quan Y tế, các Trường Đại Học  Y Khoa thay đổi lập trường và đòi hỏi phải điều trị các trường hợp mà  mới tháng trước, mình nghĩ người ta không bị bệnh và không cần thiết  phải điều trị.


Bài viết phóng sự của bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh rất đáng cho chúng ta đọc và suy nghĩ.


Cám ơn anh BS Hoàng Cơ Lân đã chuyển lại cho chúng tôi 1 bài viết rất quan trọng.


Thân mến

BS Nguyen Thuong Vu


Đọc cho biết.


Black heart (cards)Black heart (cards) Xin chuyển 1 đề tài rất HỮU ÍCH.


Nếu đang khỏe mạnh, không  nên nghe lời quảng cáo mua thuốc uống “ngừa bịnh”, vì thuốc nào cũng có  chất độc để giết vi trùng, đồng thời cũng giết một số tế bào chung quanh  và không có vi trùng thì nó giết các tế bào hữu ích của ta. Đồng thời  cơ thể cũng tự đề kháng chất lạ vào cơ thể. Đến khi có bệnh thật sự, thì  loại thuốc đó mất hiệu nghiệm vì cơ thể mình đã kháng thuốc đó rồi..


Hay nhất là uống nước lọc hàng ngày đừng để thiếu nước, tập thể dục và ăn chất bổ dưỡng, tránh ăn đồ ăn có hóa chất độc hại…


Vạch trần sự thật của ngành Y DƯỢC.


Xin chuyển đến mọi người cùng theo dõi bài này một Bài viết của BS Nguyễn Thượng Chánh.


Hy vọng ai cũng thích thú vì mang nhiều lợi ích cho chúng ta.


Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán Bệnh

Bs Nguyễn Thượng Chánh


Phóng sự điều tra (journal d'enquête) tố cáo một số đại công ty dược phẩm cố tình “tạo bệnh mới” để bán thuốc.


Người gõ xin phỏng dịch ra những ý chánh trong cuốn phim.

Video: LES VENDEURS DE MALADIES – FR2 (1.31 hrs)-nói tiếng Pháp.


Các nhà bào chế cố tình  “tạo ra” ra một bệnh lý (pathologie) phù hợp với phân tử (molécule) mà  họ vừa tìm ra được mặc dù đôi khi món thuốc mới nầy có những phản ứng  phụ không thể tránh khỏi được. Ròng rã trong thời gian 6 tháng, nhóm  Cash Investigation đã điều tra về lề lối làm ăn của một số nhà tài phiệt  lớn trong ngành dược phẩm và họ đã phải giật mình trước những điều khám  phá ra: “Từ 15 năm qua, các nhà bào chế lớn đã tạo (façonner) ra nhiều  bệnh mới để bán thêm được nhiều thuốc”.


Bệnh lý giả tạo, hội chứng  tưởng tượng…Lề lối làm ăn vô lương tâm kiểu này có hại vô cùng cho sức  khoẻ bệnh nhân. Thuốc mới chứa đầy phản ứng phụ nguy hiểm mà nhà sản  xuất cố tình lờ đi.


Đây là một cuộc điều tra  vô tiền khoáng hậu của các nhà báo Pháp. Họ đã dám vuốt râu hùm để tìm  sự thật và gom góp chứng cớ tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia khác  chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada.


Từ 15 năm qua, các nhà bào chế tạo ra bệnh nhằm mục đích để bán thuốc.


(Phỏng dịch từ: Psychologies.com/seniors/ les vendeurs de maladies)



Các bệnh mới không ngớt ra  đời, lấy thí dụ như “Hội chứng biến dưỡng” (Syndrome métabolique) hay  còn gọi lại Hội chứng thùng nước lèo hay bụng bự (Syndrome de la  béhaine).Công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) tuyên bố rầm rộ về sự ra đời  của một món thuốc mới: Acomplia (Ribonabant) và tung ra một chiến dịch  nhồi sọ quảng cáo trên khắp thế giới. Ngày nay, nhiều nhà chuyên môn  trong y khoa quả quyết rằng tất cả đều trên là bịa đặt, sai bét hết.

Hội chứng biến dưỡng thật  sự ra không có. Nhưng đó là bốn loại bệnh đã được biết từ trước rồi: áp  huyết cao, cholesterol, tiểu đường, và dư cân (hypertension,  cholesterol, diabète et surpoids) kết hợp lại chung với nhau trong một  bao bì mới (nouvel emballage) hay nói một cách khác là bình cũ nhưng  rượu mới. (fait du neuf avec du vieux).

Thuốc Acomplia cho thấy đã  gây phản ứng phụ cho trên 1000 bệnh nhân tại Pháp (xáo trộn tâm thần  nặng, troubles psychiatriques graves). Có 10 người chết trong số này có 4  người tự tử…

Một năm rưỡi sau ngày có mặt trên thị trường, Acomplia bị cấm bán tại Pháp và sau đó thuốc cũng bị cấm trên cả thế giới.

Hơn nữa, qua thí nghiệm  lâm sàng trước khi thuốc được phép bán, công ty Sanofi hơn ai hết đã  biết rất rõ tầm quan trọng của các phản ứng phụ…

Cơ quan quản lý dược phẩm  Liên Âu (Agence européenne du médicament) đã quyết định cho phép bán  Acomplia sau khi họ cân nhắc “lợi nhiều nhiều hơn hại” (bénéfice  supérieur au risque).

Thiên phóng sự đã cho  chúng ta thấy có mối liên hệ tài chánh giữa cty Sanofi và một số bác sĩ  specialists “chuyên môn” về “bệnh” đó. (chẳng hạn như Gs Després tại  Canada hay Bs Boris Hansel tại Pháp...)

Riêng tại Pháp, có thể nói  rằng 90% dân chúng rất tính nhiệm bác sĩ gia đình của họ. Nhưng sau  những scandales về thuốc men lòng tính nhiệm của người bệnh đối với bác  sĩ cũng bị sứt mẻ đi rất nhiều. Được biết là các nhà bào chế chi 25 000  euros/ mỗi năm/cho mỗi bác sĩ để tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho sản phẩm mới.  (rapport IGAS, inspections générales des affaires sociales).

Để nhắm vào một thị trường  càng rộng lớn càng tốt, các nhà bào chế quảng cáo khuyến mãi những loại  bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải hết. Họ thu lợi rất nhiều qua  việc sản xuất những món thuốc để trị những căn bệnh phổ thông hơn là sản  xuất thuốc để chữa trị những bệnh hiếm thấy hơn mà ít người mắc phải.

Nói chung, đó là những  bệnh không rõ ràng thường hay thấy xảy ra ở những người bình thường.  Cuối cùng nhà bào chế thành công trong việc làm cho một số lớn quần  chúng tin là họ đang mắc phải bệnh đó.. Thị trường dược phẩm nở rộng ra.  Đôi khi họ tạo ra những “bệnh dỏm”, đôi khi họ cho mở rộng thêm chu vi  của căn bệnh.

Bằng cách nào? Nhà bào chế  cho hạ ngạch số định bệnh (baisse le seuil de diagnostic) để có thể trị  được một số lớn bệnh nhân, càng nhiều, càng lâu, càng tốt.

Một khảo cứu Hoa Kỳ cho  biết chỉ cần thay đổi dấu chấm, hay thay đổi cái dấu phết trên ngạch số  của một bệnh là sẽ có thêm được một số lượng lớn bệnh nhân mới. ($$$$).

Bệnh tiểu đường type II.

Ngày xưa được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL.

Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…

Lập tức có thêm 1700.000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)

Cholestérol..  Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL. Lập tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42.600.000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu…Các nhà bào chế có thêm được 86% khách  hàng mới. “Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi  và nhóm người chưa biết họ bệnh.”

Đó là mục tiêu của các nhà  bào chế dược phẩm. «Dans le monde, il n'y a plus que 2 groupes de gens:  ceux qui sont malades… et ceux qui ne le savent pas encore… et ça,  c'est l'objectif des firmes pharmaceutiques.»

Những chiến lược thường được các công ty bào chế áp dụng

1 – Cho giảm ngạch số định bệnh (réduire le seul de diagnostic): Đây  là chiến lược nhằm thổi phồng lên một cách giả tạo số bệnh nhân cần  phải được điều trị. Lấy thí dụ bệnh tiểu đường type 2. Như vậy số người  cần phải uống thuốc gia tăng thêm lên mặc dù nguy cơ tiểu đường rất ư là  thấp. Nay họ lại phải bị bắt buộc chịu đựng thêm nguy cơ phản ứng phụ  từ những loại thuốc uống vào.Réduire le seuil de diagnostic: il s'agit  d'une stratégie destinée à gonfler artificiellement le nombre de gens à  traiter. On peut prendre par exemple le cas du diabète de type 2. Bien  que garder un niveau faible de glucose dans le sang n'ait pas de réel  impact pour la majorité des patients, le seuil de glucose à partir  duquel le diabète est diagnostiqué ne cesse de baisser. Ainsi, le nombre  de gens médiqués augmente, et les personnes avec un risque diabétique  très faible sont soumis aux risques dus aux effets secondaires des  médicaments qu'on leur fait prendre

2 – Phóng đại sự hiệu nghiệm (Exagérer lefficacité);  tạo cho bệnh nhân ấn tượng thuốc có hiệu nghiệm rất lớn nhằm thống lĩnh  thêm thị trường. Theo các nhà chuyên môn, chiến lược nầy rất thường  được áp dụng nhưng cũng chỉ là để hổ trợ cho những chiến lược khác mà  thôi.

Exagérer lefficacité: de  la même façon, faire croire à une plus grande efficacité permet de  conquérir de nouveaux marché. Daprès les auteurs, cette stratégie est  fréquente mais nest quun complément aux autres stratégies.

3 – Tạo ra những bệnh mới (créer de nouvelle maladie): Có  gì hay hơn là tạo nên được một thị trường mới. Người ta chứng kiến sự  ra đời của những bệnh lý mới, chẳng hạn như tiền tiểu đường  (Pre-diabète) và tiền cao máu (Pré-hypertension)

Đồng thời với việc giảm  ngạch mức định bệnh, ( baisser seuil de diagnostic) hoặc áp dụng những  sự thay thế (utilisation de substituts). Người ta có thể nghĩ đến chứng  osteopenia nghĩa là những xương có mật độ thấp (faible densité) nhưng  chưa đủ để phải bị liệt vào trường bệnh loãng xương osteoporosis.

Ngày nay, osteopenia được  công tuy dược phẩm nhồi vào đầu bệnh nhân và nó trở thành một bệnh mới  và chiếm một số bệnh nhân nhiều hơn là số bệnh nhân của bệnh loãng xương  osteoporosis thật sự gấp bội. Nhà bào chế tha hồ mà bán ra thuốc  Fosamax(bisphosphonate) là thuốc đặc trị do bs kê toa trong trường hợp  các bà bị loãng xương.

Được biết thuốc  bisphosphonate mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh loãng xương  nhưng thuốc có thể có phản ứng phụ làm osteonecrosis hư mục xương hàm  (osteonecrosis), nhưng cũng rất hiếm thấy.

BỆNH HOẠN, MỘT THỊ TRƯỜNG BÉO BỞ

Thông tin y học láo khoét Năm  2005, phóng viên khoa học Jorg Blech của báo Spiegel (Đức Quốc) trong  tác phẩm điều tra của ông dưới tựa đề là “Những người sáng chế ra bệnh”  cho biết các nhà bào chế đã thành công trong việt nhồi sọ dân chúng ý  niệm loãng xương osteoporosis (mà định nghĩa của nó không ngừng được mở  rộng thêm ra với hiện tượng thiếu xương osteopenia) là một định mệnh  (fatalité). Chính sự sợ hãi của dân chúng đã giúp các xí nghiệp dược  phẩm thống trị được một thị trường to tát về việc phòng ngừa loãng xương  và nhờ đó mà họ thu được hằng tỷ dollars và euros. Láo khoét càng to  tát chừng nào thì khó phát hiện chừng đó.

Từ lúc ngạch mức chẩn đoán cholesterol được người ta cố tình hạ xuống thì số bệnh nhân lúc trước là 6 triệu người phải uống thuốc suốt đời, nay thì tăng lên 36 triệu người. Như  vậy có biết bao là những người có sức khỏe bình thường nay thì trở  thành nạn nhân của một khảo cứu thiên vị (biasé) và bắt buộc họ phải  uống thuốc hết. John Abramson, là bác sĩ và tác giả của quyển:Overdosed  America – John Abramson M.D..- the Dove.us Theo Bs John Abramson, kỹ nghê dược phẩm tập trung việc phòng ngừa bệnh  tim mạch qua việc làm hạ cholestérol bằng thuốc statines trong khi các  khảo cứu minh chứng là việc phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhứt là thực phẩm dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao.

Đọc cho biết tin mới nhất:  Bệnh tự kỷ không phải do thuốc chủng MMR gây ra. Năm 1998 tạp chí y học  nổi tiếng thế giới Lancet có đăng bài “đính chánh” (a now retracted  study) khảo cứu của Gs Andrew Wakefield liên hệ đến nguyên nhân bệnh của  bệnh tự kỷ (autism) liên quan đến thuốc chủng ngừa MMR (measles, mump,  rubella) tức là sởi, quai bị và sởi Đức. Bs Wakefield bị treo bằng sau  đó.

Vừa qua, July 1, 2014, tạp  chí y khoa Pediatrics cho biết nhiều khảo cứu liên quan đến “Sự liên hệ  của vaccine MMR và bệnh tự kỷ” đã đưa ra kết luận là Vaccin MMR không  có gây ra “hội chứng phổ tự kỷ” (autism spectrum disorders).

NTC

bottom of page